Thuốc hạ sốt, thực phẩm chức năng không thể phòng viêm phổi Vũ Hán
Trước tình trạng nCoV lây lan nhanh ở Trung Quốc, đã có một số thông tin khuyên uống thuốc Tylenol và đắp khăn lạnh để hạ sốt, tự cách ly, uống nhiều nước, sử dụng loại thuốc giảm ho trong 7 ngày.
Bác sĩ Vũ Hoài Nam, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết khuyến cáo này xuất phát từ phác đồ điều trị triệu chứng của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Công ty dịch thuật Đồng Nai thế giới (WHO) gồm sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc ho (giảm ho, long đờm, một số thuốc dân gian) và cuối cùng là tăng sức đề kháng.
"Khi bị sốt cao, đương nhiên người bệnh phải uống thuốc hạ sốt và khi bị ho thì phải uống giảm ho để đỡ mệt, giảm phát tán nước bọt và dịch tiết có chứa virus gây bệnh", bác sĩ Nam nói.
Phòng khám cách ly bệnh do nCoV tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô. Ảnh: Nguyễn Chi. |
Bác sĩ cho rằng khuyến cáo trên không sai nhưng chưa đầy đủ, có thể áp dụng cho nhiều bệnh do virus khác chứ không phải chỉ nCoV. Nếu người bệnh chỉ sử dụng phương pháp này để điều trị tại nhà và tự cách ly sẽ không được điều trị đúng và có thể bỏ sót bệnh khiến tỷ lệ biến chứng cao, thậm chí tử vong.
Người bệnh viêm phổi do virus nói chung và nCoV nói riêng còn được khuyến cáo không sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có chất steroid do làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm, tạo cơ hội cho virus tấn công.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm phổi do nCoV cần hỗ trợ thở máy trong trường hợp bị suy hô hấp. Yêu cầu này chỉ thực hiện được tại các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị.
Bác sĩ Vũ Hoài Nam cũng khuyến cáo người dân không lạm dụng các thực phẩm chức năng, chế phẩm y học và sinh học, các bài thuốc dân gian được lan truyền trên mạng.
Các bệnh lý viêm nhiễm do virus nói chung và đặc biệt bệnh do virus mới như nCoV không có thuốc điều trị đặc hiệu. Thuốc chỉ hỗ trợ ức chế virus, giảm triệu chứng cho đến khi cơ thể sản sinh ra kháng thể diệt virus gây bệnh.
"Mục đích cuối cùng của các loại thực phẩm chức năng và chế phẩm nói trên chỉ có tác dụng giúp tăng khả năng đề kháng, kéo dài thời gian chịu đựng cho đến khi cơ thể sản sinh ra kháng thể diệt virus, chứ không giết chết virus", bác sĩ Vũ Hoài Nam nói.
Bác sĩ cũng cảnh báo thời tiết ở Hà Nội và các tỉnh miền bắc đang thuận lợi cho virus gây bệnh đường hô hấp phát triển.
Ngoài các biện pháp uống đủ nước, ăn uống đầy đủ, giữ ấm cơ thể và đường hô hấp, người dân nên chú ý thường xuyên rửa tay, che miệng khi hắt hơi, đeo khẩu trang ở nơi đông người để phòng các bệnh đường hô hấp nói chung và bệnh do nCoV gây ra.
Trong đó, biện pháp quan trọng nhất là rửa tay do dịch tiết hoặc nước bọt chứa virus có thể đọng xuống các bề mặt rồi bám vào trên tay trong quá trình tiếp xúc. Vệ sinh tay với xà phòng thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các virus gây bệnh trước khi chúng kịp xâm nhập vào cơ thể.
Nên đeo khẩu trang ở nơi đông người, các khu vực công cộng, có thể đeo kính khi tiếp xúc với người nghi mắc bệnh để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Tính đến ngày 30/1, có 7.819 trường hợp mắc nCoV trên toàn thế giới, trong đó 170 người tử vong tại Trung Quốc.
Tại Việt Nam, chỉ trong 10 ngày đã cách ly 98 người nghi nhiễm nCoV, 5 ca dương tính với nCoV. Trong số này có 50 người ở miền Bắc, 44 người miền Trung, 4 người miền Nam. Tính tới 30/1, còn 28 người đang được cách ly điều trị, 43 người có các biểu hiện triệu chứng được theo dõi sát.
Chi Lê
Nhận xét
Đăng nhận xét